Mời bạn cùng thầy Duy làm 7 câu ví dụ thực tế trong đề TOEIC cho dạng phân biệt danh từ số ít – số nhiều nhé.
Chào các bạn,Trong bài trước mình đã nói qua ba loại câu khác nhau cho dạng câu phân biệt giữa danh từ số ít và danh từ số nhiều. Mình có nói là tương ứng với mỗi loại câu thì ta có một cách làm khác. Bây giờ chúng ta hãy đi qua một vài ví dụ để làm quen với ba loại này và ba cách này.
Đầu tiên là câu này. Ta thấy đây là the, bắt đầu cụm danh từ. Đây là “cái gì đó cho cái gì đó”. Đây phải là một danh từ. Nhìn vào các đáp án chúng ta thấy có đáp án (A) – chữ schedule này là một chữ rất quan trọng. Ai cũng cần phải biết nghĩa chữ này. Nó nghĩa là “lịch trình” hay “thời gian biểu” thì nó là một danh từ. Đáp án (C) cũng là chữ đó luôn nhưng có -s thì nó là danh từ số nhiều. Còn đáp án (D) là một danh từ chỉ người và cũng là số nhiều luôn. Thì bây giờ chúng ta phải phân biệt giữa số ít và số nhiều. Thì ở đây chúng ta áp dụng cách nào?
Ta thấy cụm danh từ này đứng đầu câu nên nó đóng vai trò là chủ ngữ cho câu luôn. Thì bây giờ chúng ta áp dụng cách 2. Chúng ta kiếm cái vị ngữ của nó. Bởi vì vị ngữ sẽ chia theo chủ ngữ. Nhìn vào vị ngữ có thể chúng ta sẽ biết được chủ ngữ là số ít hay nhiều. Chúng nhìn phía sau ta thấy có vị ngữ là is hanging, là động từ chia ở thì hiện tại tiếp diễn. Nó và vị ngữ của câu này, nghĩa là “đang làm gì đó”. Vị ngữ nó có is thì rõ ràng chủ ngữ phải là số ít. Tức là ở đây có nghĩa “cái gì đó dành cho cái gì đó thì đang làm gì đó”. Nó đi với is nên nó phải là số ít. Nên ta chọn danh từ số ít vào, tức là đáp án (A). Không chọn hai đáp án danh từ số nhiều là (C) và (D).
Câu này chúng ta thấy phía trước có chữ have rồi cộng với một động từ dạng V-ed. Đây là thì hiện tại hoàn thành, nghĩa là “đã làm gì đó”. Rồi phía sau có chữ not rồi cộng với chữ to rồi cộng với chữ này. Thì rõ ràng đây cũng là một động từ luôn. To đi với động từ, nghĩa là “để làm gì đó” rồi chúng ta có not ở phía trước nữa, nghĩa là “không làm gì đó”. Vậy thì cấu trúc ở đây là “đã làm gì đó với cái gì đó để không làm gì đó”. Vậy ở đây phải là một danh từ. Ta thấy có đáp án (A) là danh từ chỉ người và đáp (D) cũng là danh từ chỉ người. (A) có -s nên là danh từ số nhiều. Vậy ta phải phân biệt giữa danh từ số ít và số nhiều. Vậy ta áp dụng cách nào ở đây?
Ta thấy vị trí này không phải là chủ ngữ của câu nên ta không áp dụng cách 2 được. Nhìn vào chữ chỉ số lượng phía trước thì phía trước cụm danh từ này không có chữ chỉ số lượng nên ta không áp dụng cách 3 được. Vậy ta áp dụng cách 1 “danh từ đếm được không đứng trơ trơ”. Đây là danh từ chỉ người. Danh từ chỉ người là danh từ đếm được. Vậy mà đáp án (D) ta thấy nó đang đứng “trơ trơ”. Phía sau nó không có -s và đầu cụm danh từ nó cũng không có những chữ như a, an, the, this, … Vậy nó đang đứng trơ trơ thì sai nguyên tắc đó mà mình đã nói ở bài trước. Nên chúng ta loại đáp án này. Nó không được đứng trơ trơ như vậy. Ta chọn đáp án (A). (A) có -s phía sau nên nó không đứng trơ trơ.
Câu này ta thấy phía trước có chữ several nghĩa là “một vài” thì phía sau phải là danh từ. “Một vài cái gì đó mà làm gì đó”. Vậy đây phải là danh từ. Ta chọn danh từ số ít hay số nhiều? Ta thấy ngay là ta áp dụng cách 3. Ta nhìn vào chữ chỉ số lượng ở phía trước vì phía trước có chữ several nghĩa là “một vài”, chỉ số lượng. Vậy ở đây rõ ràng phải là danh từ số nhiều. “Một vài cái gì đó” thì rõ ràng phải là nhiều thứ. Nên nó phải là số nhiều. Vậy đáp án chắc chắn là câu (B) vì nó là danh từ số nhiều duy nhất ở câu này.
Câu này phía trước ta thấy là một động từ đang chia ở thì hiện tại tiếp diễn. Động từ to be đi với V-ing là thì hiện tại tiếp diễn. Đây là “đang làm gì đó”. Còn phía sau có giới từ of, nôm na nghĩa là “của”. Vậy chỗ này phải là một danh từ. “Đang làm gì đó cái gì đó của cái gì đó…”. Thì ở đây phải là một danh từ. Chúng ta nhìn vào các đáp án thì thấy có (C) là danh từ chỉ người. Và (A) và (B) cũng là những danh từ. Đây là những chữ quen thuộc mà các bạn cần phải biết. Discount nghĩa là “một khoản giảm giá”. Vậy ở đây ta chọn danh từ nào?
Bạn để ý ở đây có danh từ số nhiều và danh từ số ít. Chúng ta áp dụng cách nào ở đây? Thì chỗ trống này không phải là chủ ngữ của một câu nên ta không áp dụng phương pháp nhìn vào vị ngữ rồi. Phía trước cũng không có chữ chỉ số lượng nên ta cũng không áp dụng cách nhìn vào chữ chỉ số lượng phía trước. Vậy ta phải áp dụng cách “danh từ đếm được không đứng trơ trơ”. Ta loại đáp án (C). Nó là danh từ chỉ người thì chắc chắn là danh từ đếm được mà đang đứng trơ trơ. Nó không có –s phía sau và đầu cụm danh từ cũng không có a, an, this, … gì cả thì ta loại trước đáp án (C). Giờ còn hai đáp án kia thì ta làm sao?
Bạn muốn áp dụng nguyên tắc này thì bạn phải biết xem danh từ đó có đếm được hay không. Vì nguyên tắc này chỉ áp dụng với danh từ đếm được. Thì bạn buộc phải biết nghĩa chữ này. Mà discount là chữ rất quan trọng trong bài thi TOEIC nên ta phải biết nghĩa của nó. Discount nghĩa là một “khoản giảm giá” thì nó là danh từ đếm được. Ví dụ như bạn nói cửa hàng của bạn cung cấp những khoản giảm giá, ví dụ như một khoản 5%, khoản kia là 10%, khoản kia là 25%. Có những “khoản giảm giá” khác nhau. Một khoản giảm giá, hai khoản giảm giá, ba khoản giảm giá… Thì ta thấy nó là danh từ đếm được. Mà danh từ đếm được thì không được đứng trơ trơ. Ta cứ theo nguyên tắc đó. Vậy mà câu (A) đang đứng trơ trơ. Ta thấy không có -s phía sau và trước cụm danh từ cũng không có a, an, the, this… gì hết. Vậy ta không chọn được đáp án (A) vì nó sai nguyên tắc. Vậy ta chọn đáp án (B). (B) có –s nên không đứng trơ trơ.
Câu này ta thấy phía trước có all là “tất cả” và phía sau có must là “phải”. Vậy ở đây là “tất cả cái gì đó phải làm gì đó”. Thì ở đây phải là danh từ. Chúng ta thấy đáp án (A) là danh từ chỉ người. Đáp án (B) có đuôi –ee cũng là danh từ chỉ người luôn và đáp (C) cũng là danh từ đó luôn nhưng có -s là số nhiều. Chúng ta chọn danh từ nào?
Bạn thấy phía trước có all – “tất cả” là một chữ dùng để chỉ số lượng. Vậy thì chúng ta áp dụng cách 3 – nhìn vào chữ chỉ số lượng. Thì mình có nói ở bài trước là all mà đi với danh từ đếm được thì chắc chắn danh từ đó phải là số nhiều. Ba đáp án này là danh từ chỉ người nên nó là danh từ đếm được. Vậy all mà đi với những danh từ chỉ người này nó phải là số nhiều. Nên đáp án phải là câu (C). Ta không chọn những danh từ số ít vào. Đây là điều tất nhiên vì nếu bạn nói “tất cả người gì đó” thì chắc chắn phải là nhiều người. Nên (D) phải là đáp án.
Câu này chúng ta thấy the là bắt đầu cụm danh từ, còn of thì nghĩa là “của”. Vậy đây là “cái gì đó của cái gì đó”. Ở đây cần một danh từ. Chúng ta thấy có hai đáp án danh từ là (B) và (C). Chúng có đuôi –er là đuôi danh từ. Sự khác nhau là (B) thì có –s nên là danh từ số nhiều. Vậy chúng ta chọn danh từ số ít hay số nhiều ở đây? Thì bạn thấy vị trí là ở đầu câu luôn nên nó đóng vai trò là chủ ngữ của câu này luôn. Vậy ta áp dụng phương pháp nhìn vào vị ngữ phía sau. Vậy vị ngữ của chủ ngữ này là như thế nào. Chúng ta nhìn vào phía sau thì thấy một vị ngữ là đây. Đây là chữ has cộng với một động từ dạng V–ed. Vậy đây là cấu trúc của thì hiện tại hoàn thành, nghĩa là “đã làm gì đó”. Vậy nó là vị ngữ của câu này. Vậy thì chủ ngữ đang đi với vị ngữ này. Đây là “cái gì đó của cái gì đó… thì làm vị ngữ này”. Mà mình đã nói rồi, vị ngữ mà là has thì chủ ngữ phải là số ít. Vậy ta chọn danh từ số ít. Thì đáp án là câu (C).
Câu này ta thấy phía trước có with, nghĩa là “với”, phía sau có to nghĩa là “đối với”. Vậy ở đây là “với cái gì đó đối với cái gì đó”. Vậy thì ở đây là một cụm danh từ. Chỗ trống nằm cuối cụm danh từ này cho nên nó phải là danh từ làm danh từ chính. Thì ta thấy đáp án có (B) có đuôi –tion là danh từ. Đáp án (C) cũng là danh từ, nó có đuôi –ant là danh từ chỉ người. (C) có –s nữa thì là danh từ số nhiều. Vậy ta chọn danh từ số ít hay số nhiều? Ta thấy phía trước có little, nghĩa là “ít”, là chữ chỉ số lượng thì ta áp dụng cách 3.
Ta biết little luôn đi với danh từ số ít như bài trước mình đã nói. Lit đi với ít, few đi với nhiều. Little luôn đi với danh từ số ít nên đáp án phải là đáp án (B). Ta không thể chọn danh từ số nhiều vào.
Em cảm ơn thầy rất nhiều.
Bài giảng của thầy rất dễ hiểu và thú vị.
Từ ngày biết đến bài giảng của thầy, ngày nào em cũng vào học tập.
Em mong thầy luôn mạnh khỏe và ngày càng có nhiều bài giảng hay như vậy ạ.
Xin góp ý 1 chút:
Em được hiểu là (a)Little +uncountable N ,chứ ko phải + N ít như thầy nói,câu 145 có B,C mà loại C vì N nhiều nên chọn B
Ai chẳng biết là little đi với danh từ không đếm được em.
Mà vì nó đi với danh từ không đếm được thì chắc chắn danh từ đó là số ít.
Cho nên thầy nói vậy luôn, vì như vậy có ích cho người thi TOEIC hơn là nói “đi với danh từ không đếm được”.
Tuyệt vời! em đi học nhiều chổ nhưng chưa thấy ai dạy hay như Thầy. Cảm ơn thầy rất nhiều..! chúc thầy nhiều sức khỏe
Em cảm ơn thầy!
Thầy dạy rất dễ hiểu ạ..Thầy giúp em hiểu được nhiều điều từ trước đến nay cứ mập mờ..
thay day rat de hieu ah, e chuc thay luon manh khoe ah
Cám ơn em!
Em cảm ơn thầy nhiều ạ.