Mời các bạn làm 15 câu ví dụ thực tế trong TOEIC cho các vị trí chọn tính từ (Phần 1)
Trong bài trước mình có nói về việc chọn vị trí cho đáp án là tính từ. Thì trong bài này chúng ta sẽ làm qua một số ví dụ cho vị trí đó.
Câu 109
Chúng ta thấy ngay phía trước chỗ trống là động từ to be (was) thì chúng ta cứ chọn tính từ vào. Câu này nghĩa là bà nào đó từ công ti gì đó thì có tính chất gì đó. Ta chọn (C) helpful vì có đuôi -ful là tính từ.
Câu 132
Phía trước chỗ trống ta thấy có động từ to be (is) và một chữ có -ly (là một trạng từ) nên ở đây ta chọn tính từ điền vào. Câu này nghĩa là trang web gì đó thì có tính chất gì đó một cách thế nào đó. Nói chung ta chọn tính từ điền vào đây nên đáp án là câu (C) confidential vì đuôi -al là một tính từ.
Câu 108
Ta thấy chỗ trống nằm sau động từ to be (is) nên ta chọn tính từ điền vào thôi. Trong bốn đáp án chỉ có (C) closed là động từ dạng -ed có thể đóng vai trò là tính từ ở đây. Còn những đáp án kia thì không phải. (D) closings là động từ dạng V-ing nhưng có thêm -s vô nữa nên là danh từ số nhiều, chứ tính từ thì không thể có số nhiều được. Đáp án (A) close là động từ dạng nguyên mẫu. Đáp án (B) closes là động từ thêm -s nên cũng không thể là tính từ được. Chúng ta không chọn những đáp án này. Câu này ở đây có nghĩa là trạm xe buýt thì nó có tính chất này.
Ở đây có một điều quan trọng mình muốn nói với các bạn. Mình sẽ ghi lại ra đây:
The bus station is closed.
Trạm xe buýt bị đóng cửa.
Một số người dạy ngữ pháp (hay như bạn đã học ở cấp II cấp III), và trong một video dạy ngữ pháp trước đây mình có nói là động từ closed ở đây là thể bị động. Đây là một động từ to be + V3 thì người ta gọi đó là động từ ở thể bị động (cái nhà ga này bị người ta đóng). Thường là bạn sẽ được nghe như vậy. Trong khi ở trên mình mới nói động từ -ed này là tính từ mô tả cho bus station.
Vậy câu hỏi được đặt ra: chữ closed ở đây là tính từ hay động từ? Mình sẽ nói cho các bạn biết là vấn đề này nhiều người vẫn còn đang tranh cãi, mỗi người một ý kiến khác nhau. Chữ này lúc thì đóng vai trò động từ, lúc thì đóng vai trò tính từ. Nhưng khi bạn học để thi TOEIC thì không cần quan trọng vấn đề đó. Điều thứ nhất mình muốn nói đó là đây chỉ là vấn đề về tên gọi thôi. Nó không ảnh hưởng đến nghĩa. Điều thứ hai mình muốn nói là để cho đỡ rối, trong video này mình sẽ gọi những động từ ở dạng -ed là tính từ. Bạn sẽ thấy nếu không xem nó là động từ thì trong nhiều trường hợp bạn sẽ rất dễ hiểu nghĩa. Trong loạt video này, những động từ -ed và thậm chí cả những động từ dạng V-ing nằm ở vị trí tính từ thì mình sẽ cho nó là tính từ hết. Bạn cũng nên xem nó là tính từ thì bạn sẽ thấy nhiều trường hợp rất dễ hiểu nghĩa. Nó chỉ là tính từ mô tả cho danh từ thôi.
Câu 117
Phía trước chỗ trống là một động từ to be (is) và highly có đuôi -ly là trạng từ. Như lúc nãy mình nói, động từ to be rồi tới trạng từ thì bạn chọn tính từ vào chỗ trống. Ở đây đáp án là (B) competitive vì có đuôi -ive là tính từ. Câu này nghĩa là cái gì đó thì có tính chất này một cách như thế nào đó.
Câu 137
Ta thấy phía trước có a, nó bắt đầu một cụm danh từ, và phía sau có and (là) thì cụm danh từ kết thúc ở đây. Nghĩa là một cái gì đó và gì đó (vân vân…). Vậy thì work style là danh từ chính của cụm danh từ. Chữ work bình thường là động từ mang nghĩa làm việc, nhưng nó còn đóng vai trò danh từ. Ví dụ như: I like my work (tôi thích công việc của tôi). Thì work ở đây chắc chắn là danh từ, vì một động từ nguyên mẫu không bao giờ nằm trong cụm danh từ. Trong bài trước mình nói rồi, đứng trước danh từ chính chỉ có thể là tính từ hoặc danh từ mô tả cho nó chứ không thể nào là động từ được. Style là danh từ chính còn work là danh từ phụ (cái gì đó liên quan đến công việc). Vậy thì như đã nói ở bài trước, vị trí này chắc chắn là tính từ. Đứng trước danh từ chính và danh từ phụ chắc chắn là tính từ để mô tả cho nó. Đáp án là câu (A) distinctive vì có đuôi -ive là đuôi tính từ. Cái gì đó liên quan đến công việc có tính chất gì đó.
Câu 144
Phía trước có động từ to be (is) thì bạn cứ chọn tính từ điền vào đây thôi. Đáp án là câu (B) available vì đuôi -able là một tính từ. Bạn để ý chữ also now ở đây đóng vai trò như trạng từ. Ví dụ mình nói: The product is good. It is also free. (Sản phẩm thì rất tốt. Nó cũng miễn phí nữa). Also ở đây coi như trạng từ mô tả cho tính chất free. Chữ now cũng là trạng từ. It is now free: chữ now mô tả cho tính chất free. Những chữ này chỉ là trạng từ. Như mình nói, động từ to be rồi tới trạng từ thì chọn tính từ điền vào.
Câu 116
Trước chỗ trống lại là động từ to be (is) thì chúng ta cứ chọn tính từ ngay sau đó. Bốn đáp án không có đuôi tính từ hay gặp trong bài thi TOEIC, nhưng có đáp án (C) necessary nghĩa là cần thiết. Đây là một tính từ khá quan trọng mà các bạn cần biết để chọn vào. Nhưng nếu bạn không biết điều đó thì có thể suy ra từ trạng từ. Như mình đã nói ở bài trước thì tính từ có thể được suy ra từ trạng từ. Chúng ta có tính từ necessary, để biến thành trạng từ ta thêm -ly phía sau. Đối với những chữ tận cùng là -y, thì khi thêm -ly ta thấy có hai chữ “y” nhìn hơi kỳ. Nguyên tắc là biến -y thành -i sau đó thêm -ly vào: necessarily. Như vậy sẽ ra trạng từ. Bạn nhìn vào trạng từ này, nếu muốn biết tính từ của nó là gì thì chỉ việc bỏ -ly đi và chuyển -i về lại thành -y như ban đầu, nó sẽ ra lại tính từ ban đầu là necessary. Ta thấy -ily là trạng từ thì chữ tận cùng bằng -y của nó sẽ là tính từ. Câu này nghĩa là nó có tính chất cần thiết (vân vân…)