Bài 31: tránh nhầm lẫn Adv với Adj – P6: make, keep, find

Ta phải chọn trạng từ sau một động từ + một cụm danh từ. Tuy nhiên, có một số trường hợp làm vậy sẽ sai. Mời bạn xem video để biết trường hợp nào nhé.


Lời thoại của video:

Trong một bài trước mình đã có nói là mỗi lần bạn thấy một động từ, rồi sau đó là một cụm danh từ hoàn chỉnh. Thì vị trí chỗ trống nằm ngay phía sau đó thì bạn chọn trạng từ vào. Tức là “mình làm gì đó với cái thứ gì đó một cách như thế nào đó”. Trạng từ để mô tả cho động từ đó.

Nhưng chúng ta có một dạng câu đặc biệt như sau. Nếu động từ đó là một trong ba chữ này: make – “làm”, keep – “giữ”, find – “thấy” rồi đến cụm danh từ thì chúng ta không chọn trạng từ mà chọn tính từ cho chỗ trống phía sau. Lý do vì sao thì điều này cũng giống như tiếng Việt.

Ví dụ như bạn nói một câu như thế này bằng tiếng Việt: “Thời tiết lạnh làm da bạn khô”. Câu đó chúng ta dịch ra tiếng Anh như sau: Cold weather makes your skin dry. “Thời tiết lạnh” thì rõ ràng là cold weather, “làm” là chữ makes. Rồi “da bạn” thì rõ ràng là your skin – “da của bạn”. Còn chữ “khô” ở đây bạn phải hiểu là chữ mô tả cho danh từ “da của bạn”. “Nó làm cho da của bạn trở nên khô” tức là “da bạn có tính chất khô”. Chữ “khô” này đang mô tả cho một danh từ thì rõ ràng nó phải là một tính từ. Vậy qua tiếng Anh chúng ta phải dùng tính từ dry nghĩa là “khô”.

Hay như câu này, Keep the economy strong – “Giữ cho nền kinh tế vững mạnh”. “Giữ cho” là keep, “nền kinh tế” là the economy. Rồi chữ “vững mạnh” ở đây chúng ta cần hiểu là nó đang mô tả cho “nền kinh tế”. “Giữ cho nền kinh tế vững mạnh” là mình làm sao cho “nền kinh tế luôn được vững mạnh”, “nền kinh tế đó vững mạnh”. Chữ “vững mạnh” mô tả cho cụm danh từ “nền kinh tế” thì nó phải là một tính từ. Cho nên bên tiếng Anh chỗ đó phải là một tính từ. Strong mô tả cho the economy.

Rồi như câu thế này, I find this job easy to do – “tôi thấy công việc này dễ làm”. “Tôi thấy” là “I find”. Bình thường find được dịch là “tìm thấy” nhưng mà nó còn có nghĩa nữa là “thấy”. “Công việc này” rõ ràng là this job. “Tôi thấy công việc này dễ” tức là chữ “dễ” mô tả cho “công việc này”: “Công việc này có tính chất dễ”. Nó phải là một tính từ. Nên qua tiếng Anh chỗ đó phải là tính từ easy – “dễ”. “Làm” là động từ to do.

Cho nên bạn thấy là đối với những chữ make, keepfind này, phía sau nó đi với một cụm danh từ. Rồi phía sau nữa, nó phải là tính từ.  Nguyên tắc là như vậy.

Đây là công thức của nó. Ba chữ make, keepfind cộng với cụm danh từ rồi ở phía sau thì bạn điền tính từ vào. Có hai câu hỏi bạn có thể đặt ra.

Thứ nhất là có phải chỉ có ba chữ make, keepfind này hay còn những chữ nào khác dùng theo công thức này? Chúng ta vẫn còn có một vài chữ nhưng đại đa số trong bài thi TOEIC bạn sẽ gặp những chữ này thôi.

Rồi câu hỏi thứ hai mà bạn có thể hỏi là chúng ta có phải học thuộc cái công thức này hay không? Câu trả lời là không cần. Bạn chỉ cần: thứ nhất là bạn cần nhớ nghĩa. Bạn nhớ được nghĩa thôi chứ không cần học công thức. Bạn nhớ nghĩa của mấy động từ make, keepfind này. Rồi thứ hai là bạn hiểu được bản chất của chữ cần điền ở đây. Nó là một chữ mô tả cho danh từ. Bạn hiểu được như vậy thì bạn biết chỗ đó là tính từ.

Ví dụ đi thi TOEIC bạn gặp một câu như thế này: The managers call the process ——. Chỗ trống nằm ở cuối câu. Bạn có hai đáp án. Đáp án (A) là inefficent – tính từ. Đáp án (B) là trạng từ của chữ đó – inefficently. Thì bạn chọn đáp án nào?

Câu này bạn không cần phải biết công thức gì hết bạn vẫn có thể làm nếu như bạn hiểu nghĩa. The managers là “người quản lý”. Bình thường mình dịch call là “gọi”. Chữ process là chữ quan trọng, bạn phải biết process là “quy trình”. Rồi chữ efficent cũng là chữ quan trọng, bạn buộc phải biết nó nghĩa là “hiệu quả” – gắn thêm chữ –in vào trước nữa nghĩa là inefficent – “không hiệu quả”.

Tức là The managers call the process – “Người quản lý này gọi cái quy trình này”. Chúng ta cần một chữ “không hiệu quả” vào chỗ trống. Mình dịch câu này ra tiếng Việt thì nó như sau: “Những người quản lý gọi quy trình này không hiệu quả”. Chữ “gọi” ở đây bạn có thể hiểu là “họ gọi quy trình này không hiệu quả”, “họ nói nó không hiệu quả”. Tức là “quy trình này, họ nói, họ nghĩ nó không hiệu quả”. Rõ ràng chữ “không hiệu quả” này không mô tả cho chữ “gọi”, không phải “họ làm cái việc gọi đó một cách không hiệu quả” mà nó mô tả cho chữ “quy trình”: “quy trình này không hiệu quả”. Mà chữ mô tả cho cụm danh từ thì nó phải là tính từ. Cho nên trong câu đó bằng tiếng Anh, chỗ trống đó phải là tính từ. Chữ “không hiệu quả” phải là một tính từ.

Mình vẫn có thể làm đúng mà không cần học công thức. Bạn chỉ cần biết nghĩa của call the process và bạn hiểu bản chất ở đây chỗ trống mô tả cho danh từ thì nó phải là tính từ.

Chúng ta làm một vài ví dụ.

Ví dụ như câu này, phía trước là chữ make. The blood donation process là một cụm danh từ –“Cái gì đó, gì đó, gì đó”. Cho nên sau chữ more chúng ta chọn tính từ vào. Đáp án là câu (A) convenient. Tức là ở đây là chúng ta “làm cho cái thứ này trở nên có tính chất gì đó hơn” – make the blood donation process more ——. Convenient là tính từ mô tả cho the blood donation process.

Rồi câu này, có chữ keep. Phía sau là cụm danh từ prices. Chúng ta sẽ chọn tính từ vào chỗ trống. Đáp án là câu (A) reasonable – đuôi –able là đuôi của tính từ. Câu này nghĩa là gì? Keep là “giữ” còn prices nghĩa là “giá cả”. Chữ reasonable nghĩa là “hợp lý”, chữ quan trọng, chuyên dùng để mô tả cho “giá cả”. Ý ở đây là mình “giữ cho những giá cả này luôn có tính chất hợp lý”. Chúng ta chọn tính từ.

Rồi câu này, make là “làm”. Cụm danh từ each visit là “mỗi chuyến ghé thăm”. Thì sau each visit chúng ta chọn tính từ enjoyable vào, giống câu trên.

Rồi câu này, chữ find là “thấy”: I find this opportunity very —- “Tôi thấy cái gì đó này thì nó rất như thế nào đó”. Rồi sau chữ very chúng ta chọn tính từ để mô tả cho cụm danh từ this opportunity: “Mình thấy nó rất có tính chất gì đó”.

Rồi câu dưới này, lại make rồi the terms là một cụm danh từ: “những cái gì đó”. Sau the terms chúng ta chọn tính từ vào, đáp án là câu (A) agreeable

Rồi câu này, phía trước là chữ found – dạng quá khứ đơn của chữ find. The proposal là cụm danh từ: the proposal from the other company – “cái gì đó từ cái công ty gì đó”. Tức là found the proposal from the other company —— “thấy cái gì đó từ cái công ty đó như thế nào đó”. Rõ ràng sau the other company chúng ta chọn tính từ. Đáp án là câu (B) attractive: “Mình thấy những thứ đó nó có tính chất như thế nào”.

Rồi câu này, keep là “giữ cho”. Our rates là cụm danh từ: keep our rates – “giữ cho những cái gì đó của chúng tôi”. Sau our rates chúng ta cũng chọn tính từ competitive giống câu ở trên, đuôi –ive là đuôi của tính từ.

  • bằng viết:

    Thầy ơi em hiểu là bắt đầu “một cái gì đó” trong câu này là (the other company……,) kết thúc cái gì đó trong câu này là dấu, vậy cuối “một cái gì đó” là danh từ chình mình có thể chọn attraction sao lại sai ạ?

  • Thu Hương viết:

    Thầy ơi, consider + sth + adj cũng đúng phải không thầy, em gặp trong một câu part 5 trong cuốn ETS 1000. Em cám ơn thầy.

    • Đúng rồi em. Còn nhiều chữ khác có thể được dùng như vậy nữa. Trong video thầy chỉ nói về make, keep và find vì chúng gặp nhiều hơn trong bài thi TOEIC thôi.

  • Nguyễn Hồng Sơn viết:

    Thưa thầy, thầy có thể giải thích cho em chỗ này được không ạ.
    Ví dụ thầy cho là: the managers call the process……
    Tại sao lúc này lại không dùng được là V+cụm N+adv
    Em cám ơn thầy!

Bình Luận

  • Liên kết

  • Thông tin liên lạc

    Email: toeicmoingay@gmail.com