Động từ dạng to V và động từ dạng V-ing thì không thể bắt đầu một vị ngữ (không đóng vai trò là động từ chính của câu).
Xin chào các bạn,
Trong những video trước mình đã hướng dẫn các bạn cách xác định vị ngữ của câu. Trong video này mình muốn nói với các bạn có hai dạng động từ mà khi nhìn vào ta biết chỗ đó không phải vị ngữ của câu.
Ta cùng xét một câu như thế này: I love you. Đây là một câu rất quen thuộc mà chúng ta nghe hoài. Đây là một câu tiếng Anh hợp lý. Còn hai câu này rõ ràng các bạn chưa từng nghe bao giờ: I loving you và I to love you. Bởi vì sao? Đối với câu I love you thì love you là một vị ngữ, động từ love chia ở thì hiện tại đơn. Còn loving you không phải thì gì cả nên không phải vị ngữ, to love you cũng không phải vị ngữ. Khi chúng ta ghi I am loving you thì am loving you là vị ngữ, lúc đó có động từ to be ở trước và V-ing phía sau. Đây là thì hiện tại tiếp diễn và là vị ngữ. Còn chỉ có loving không thôi thì không thể là vị ngữ được. Ta thấy một cụm động từ bắt đầu bằng V-ing hay to V thì không thể làm vị ngữ của câu. Vậy mục đích của nó trong câu như thế nào? Chúng ta cùng xét một vài ví dụ.
I want to sleep.
Chủ ngữ câu này là I, vị ngữ là want to sleep. Ý chính câu này là tôi muốn, chứ không phải tôi ngủ. Động từ chính làm vị ngữ là chữ want, còn to sleep chỉ là hành động mô tả cho hành động want. Ý chính là tôi muốn, còn ngủ chỉ là mô tả cho hành động muốn.
Chúng ta có thêm một ví dụ nữa: She is happy to help you.
Ta thấy động từ to help không phải vị ngữ. Vậy vị ngữ của câu ở đây là động từ to be chia ở thì hiện tại đơn là is. Phía sau còn có tính từ happy nên nó là vị ngữ. Ý chính của câu này là cô ấy vui vẻ, chứ không phải cô ấy giúp bạn, cô ấy chỉ vui vẻ trong việc giúp bạn thôi.
Ta có câu khác: The manager requires his employee to work hard. Ta thấy động từ work ở dạng to V, đây không phải vị ngữ chính. Vị ngữ chính của câu này là động từ requires ở thì hiện tại đơn số ít. Chủ ngữ là The manager. Vị ngữ từ requires… trở đi, trong đó có hành động to work chỉ hành động của nhân viên. Ý chính của câu này là người quản lý bắt buộc nhân viên phải làm gì đó. To work là hành động mô tả cho yêu cầu requires.
Còn V-ing thì như thế nào? Ta ví dụ một câu: The student sitting there is a good student. Câu này nôm na ta hiểu là sinh viên ngồi đó là một sinh viên tốt. Vị ngữ chính của câu bắt đầu từ động từ to be: is a good student. Ý chính của câu: người sinh viên này là một sinh viên tốt. Còn hành động ngồi chỉ là hành động chỉ rõ người sinh viên nào. Rõ ràng đây không phải vị ngữ của câu. Các bạn nên cẩn thận ở những điểm như thế này vì trong tiếng Việt không phân biệt dạng động từ là vị ngữ với dạng động từ là V-ing. Câu này trong tiếng Việt sẽ ghi như sau: Người sinh viên ngồi đó là một sinh viên tốt. Chữ “là” không có dạng gì cả, và nó không thêm -ing nên chúng ta dễ nhầm lẫn. Ta phải hiểu trong một câu chỉ có một vị ngữ chính thôi, và “ngồi” không phải là vị ngữ. Chúng ta phải hiểu được như vậy.
Ta cùng xét qua một số ví dụ trong bài thi.
Câu 103
Ta thấy động từ to be (are) là trợ động từ, ngay sau đó là động từ ở dạng -ed. Ta hiểu đây là vị ngữ của câu (ai đó được khuyên – thể bị động). Phía sau có một động từ nữa, nó ở dạng to V và không phải vị ngữ của câu. Đây là việc làm mô tả cho vị ngữ của câu, mô tả cho hành động được khuyên.
Câu 107,
Ở đây có vị ngữ is eager (động từ to be thì hiện tại đơn). Tính chất eager ở đây là háo hức làm việc gì đó (to develop). Không phải người ta phát triển, mà chỉ là háo hức để phát triển. Nên to develop không phải vị ngữ.
Câu 139
Ở dạng to V thì to share không phải vị ngữ của câu. Vị ngữ của câu là ở động từ to be đi với V-ing (are discovering – đang khám phá ra). To share chỉ là hành động mô tả cho are discovering new ways chứ không phải vị ngữ của câu. Chủ ngữ là people – người ta. Ý chính của câu là người ta đang khám phá ra những cách mới.
Câu 130
Trợ động từ should là nơi vị ngữ bắt đầu – should be prepared (nên được chuẩn bị). Động từ chúng ta phải điền không phải ở dạng vị ngữ. (A) has presented là hiện tại hoàn thành nên không được chọn. (C) present là hiện tại đơn cũng không được chọn. Nên phải là (B) presenting hoặc (D) to present. Một là to V, hai là V-ing.
Câu 139
Có trợ động từ will, theo sau là động từ help (giúp đỡ), ta hiểu đây là vị ngữ. Áp dụng kiến thức đã học, ta thấy đây là thì tương lai đơn có trợ động từ will nên đây là vị ngữ của câu. Từ necessities trở về trước là chủ ngữ (Những cái gì đó sẽ giúp đỡ bạn cung cấp). Thì ở chỗ trống không thể nào ta chọn vị ngữ được. Giả dụ câu có hai vị ngữ, thì ở bài trước ta đã biết ở giữa phải ngăn cách bằng liên từ and/or/but. Ở đây không có liên từ nên ta phải hiểu nguyên một phần đánh dấu đỏ là cụm danh từ. Ta phải chọn dạng không phải vị ngữ. Ở đây (A) seek là động từ ở thì hiện tại đơn nên không chọn được. (C) have sought là hiện tại hoàn thành, là một vị ngữ, không được. Ta chỉ chọn (B) seeking hoặc (D) being sought.
Bài tập được lấy từ sách Economy TOEIC – RC 1000.
Tác giả: Kang Jin-Oh và Kang Won-Ki
Xuất bản: Book21 Publishing Group
thầy ơi vậy khi nào chọn to V khi nào chọn V-ing hả thấy?
Ít khi nào bài thi TOEIC bắt chúng ta phân biệt giữa to-V và V-ing. Nếu có thì ta phải xét nghĩa. Nếu chỉ mục đích (“để làm gì đó”) thì chọn to-V, nếu là mệnh đề quan hệ rút gọn (“mà làm gì đó”) hoặc đóng vai trò là danh từ (“việc làm gì đó”) thì ta chọn V-ing.
“ (C) have sought là hiện tại hoàn thành nên không làm vị ngữ được。” chỗ này em chưa hiểu lắm, thầy giảng lại cho em ạ!
Trong video thầy nói là “have sought là thì hiện tại hoàn thành, là một vị ngữ, không được”. Lời thoại viết nhầm đó em. Thầy đã chỉnh lại rồi. Mà em xem video cho dễ hiểu chứ đừng đọc lời thoại.
Ngữ pháp hiện đại có biến đổi nhiều k thầy giáo, thank you, ngữ pháp Anh và Mỹ có nhiều khác biệt không ạ?
Không nhé bạn.
Seek và seeking đều là động từ. Nhưng tại sao seek lại là vị ngữ còn seeking thì không ạ? Nhờ thầy hướng dẫn giúp em ạ. Em cảm ơn thầy nhiều ạ.
Nguyên tắc là động từ đóng vai trò là vị ngữ của câu thì phải chia thì hoặc có các trợ động từ như must, can, should,… Một động từ dạng V-ing không chia thì nên không thể đóng vai trò là vị ngữ được.
Bài giảng rất hay và dễ hiểu, em cảm thấy mình nắm lại được căn bản rất nhiều. Em rất biết ơn! Em cảm ơn thầy!
Cám ơn em!
Bài này khó hơn rồi. Huhuhu.
thanks thầy ạ.
thầy hơn thi toiec điểm cao hoặc học khóa của thầy thì đọc tốt tài liệu tiếng Anh chưa ạ, hay phải học ielts nữa ạ.
Đọc tốt dẫn đến thi điểm cao, chứ không phải điểm TOEIC IELTS cao dẫn đến đọc tốt nhé em.