Ngữ pháp TOEIC – Bài 7: hai câu trong một câu (câu phức)

Cách nhận biết câu phức, tức là hai vế câu trong một câu được nối với nhau bằng một liên từ.


Lời thoại của video:

Xin chào các bạn,

Trong bài hôm trước chúng ta đã học qua những cách xác định vị ngữ. Hãy cùng áp dụng thử vào câu này.

I was cleaning the floor when my father came home.

Ở đây ta thấy có một động từ to be (was cleaning) ở thì quá khứ tiếp diễn. Động từ to be là trợ động từ nên xác định được đây là vị ngữ (mình đã nói trong bài hôm trước rồi). Ở phía sau ta lại thấy thêm một chữ came, là quá khứ đơn của động từ come. Thì ở đây lại thêm một vị ngữ là came home – đã về nhà. Ta thấy được câu này có hai vị ngữ và hai chủ ngữ: Tôi đang lau nhà khi ba tôi về nhà.

Hai câu có chủ ngữ riêng và vị ngữ riêng được nối lại trong một câu bằng chữ when. Ta gọi là câu phức, hay hiểu đơn giản là hai câu nhỏ nối với nhau thành câu lớn. Chúng ta cần phải biết cái này để hiểu rõ hơn nghĩa của một câu. Và trong bài thi TOEIC có nhiều trường hợp người ta chừa trống ở giữa để đòi hỏi ta điền vào, ta cần biết loại từ điền vào là liên từ để chọn trong những đáp án và điền vào cho thích hợp.

Có hai cấu trúc để hình thành nên dạng câu gồm hai câu nhỏ.

Thứ nhất là cấu trúc như thế này. Phía trước chúng ta có chủ ngữ 1 (CN1) và vị ngữ 1 (VN1) là một câu. Phía sau chúng ta có chủ ngữ 2 (CN2) và vị ngữ 2 (VN2) là một câu. Ở giữa được nối với nhau bằng một liên từ, tức là loại từ liên kết hai câu với nhau.

Hay chúng ta có thể có dạng như sau, đó là liên từ không nhất thiết phải đứng ở giữa mà đứng ở đầu câu, ngăn cách giữa hai câu nhỏ là một dấu phẩy. Ví dụ của chúng ta có thể viết lại như thế này:

When my father came home, I was cleaning the floor.

Nghĩa của câu vẫn vậy, chỉ có cách viết khác nhau. Thay vì liên từ ở giữa thì nó chuyển sang nằm đầu câu và ở giữa là dấu phẩy (Khi cha tôi về nhà thì tôi vẫn đang lau sàn). Chúng ta chú ý cách xác định, khi nhìn vào thấy hai vị ngữ và hai chủ ngữ thì hiểu rằng có hai câu. Thì lúc này trong câu phải có một liên từ để nối.

Vậy liên từ có những loại nào? Ta có liên từ chỉ thời gian như when/while/after… Liên từ chỉ lý do như because/since/as. Liên từ chỉ sự tương phản như although. Liên từ chỉ điều kiện như if.

Chúng ta hãy cùng xét qua một số ví dụ trong bài thi TOEIC để ta xem những câu phức được thể hiện như thế nào, làm cách nào để ta nhận biết một câu gồm hai câu nhỏ được nối lại với nhau tạo thành câu lớn.

Câu 110

Nhìn vào đây ta thấy must be, vì đã học ở bài trước nên ta biết đây là vị ngữ. The annual budget report là chủ ngữ. Và đây là một câu có một chủ ngữ, một vị ngữ. Nhìn ra sau ta lại thấy có động từ to beare. Như hôm trước ta đã nói, động từ to be chỉ ra vị ngữ. Ta có thêm một vị ngữ are busy calculating figures, chủ ngữ là employees. Vị ngữ ở câu trước kéo dài đến sát dấu phẩy để hoàn thành một câu. Ở đây ta có because là liên từ nối hai câu thành một câu lớn. (Bởi vì cái gì đó phải được gì đó, nên những người nhân viên đang làm gì đó)

Câu 111

Ta xác định được sau động từ to be là một vị ngữ (are somewhat complex), chủ ngữ là cụm danh từ assigned tasks. Phía sau, từ will trở đi là một vị ngữ, we là chủ ngữ. Đây là hai câu được nối với nhau bằng liên từ Even though (Ngay cả khi những cái gì đó như thế nào đó, thì chúng ta cũng phải như thế nào đó).

Câu 113

Vị ngữ của câu đầu tiên ngay động từ have shown, have là trợ động từ và shown là động từ ở cột 3 hiện tại hoàn thành. Phía trước có cụm danh từ residents in the area làm chủ ngữ. Phía sau có may not, may là trợ động từ, nó là vị ngữ. Vị ngữ từ may not be… trở đi. Chủ ngữ là the city government. Hai câu được nối với nhau bằng liên từ Even if – ngay cả khi. (Ngay cả nếu những người đã cho thấy cái gì đó thì chính quyền thành phố có thể không gì đó)

Câu 116

Câu phía trước có trợ động từ would, phía sau có động từ to be. Đây là hai vị ngữ. Vậy thì hai chủ ngữ là hai cái nằm trước hai vị ngữ này. Hai câu ngăn cách bằng dấu phẩy và nối với nhau bằng liên từ phía trước. Ở đây ta chọn (D) Although (Mặc dù cái gì đó sẽ không gì đó, nhưng nó là…)

Câu 117

Trợ động từ had to ở trước, phía sau là trợ động từ to be ở dạng bị động. Chủ ngữ customers và chủ ngữ We. Hai câu này nối với nhau bằng liên từ and. (Ai đó làm cái gì đó, và ai đó làm cái gì đó)

Câu 119

Vị ngữ câu phía trước là wish to access, vị ngữ câu phía sau là should be entered (trợ động từ should). Chủ ngữ phía trước là anyone, chủ ngữ phía sau là the password. Ở đây ta chọn (B) Should để nối hai câu với nhau. Should ở đây giống với If – Nếu ai đó muốn gì đó thì mật mã phải được gì đó.

Câu 122

Has showed là một vị ngữ (trợ động từ has) ở trước, câu phía sau vị ngữ là have to be cancelled (trợ động từ have). Chủ ngữ là hai cụm ở phía trước (none of the participantsnumerous outdoor activities). Đây là hai câu rõ ràng được ngăn cách bằng dấu phẩy, liên kết với nhau bằng liên từ (B) Since, nghĩa là do.

Câu 127

Động từ to bewas nên đây là một vị ngữ ở trước, phía sau có entered the room là vị ngữ ở sau (entered ở dạng quá khứ đơn). Hai chủ ngữ là IMs. Walters. Hai câu này nối với nhau bằng liên từ when. (Walters đã như thế nào đó khi tôi bước vào căn phòng)

Câu 132

Vị ngữ bắt đầu bằng chữ released (động từ ở dạng quá khứ đơn), phía sau cũng vậy (moved ở dạng quá khứ đơn). Hai chủ ngữ, chủ ngữ câu phía trước là the company’s strongest competitor, chủ ngữ câu sau là NTR Inc. Hai câu nối với nhau bằng chữ As, nghĩa là because – bởi vì/khi.


Bài tập được lấy từ sách Economy TOEIC – RC 1000.
Tác giả: Kang Jin-Oh và Kang Won-Ki
Xuất bản: Book21 Publishing Group

  • canh4433 viết:

    Thầy cho em hỏi với ạ. Em có câu này ạ: “A close examination of Fig. 1.12c will reveal that the relative magnitudes of the flow vectors are such that the net flow in either direction is zero.”
    Câu trên có 2 liên từ that nối 3 câu với nhau. Do đó là 3 câu trong một câu. Có phải không thầy? Em thấy lúng túng chưa biết phân tích câu này. Thầy giúp em với ạ!

Bình Luận

  • Liên kết

  • Thông tin liên lạc

    Email: toeicmoingay@gmail.com