109. Dạng câu giới từ: giới từ with – enclosed with this letter
110. Câu dạng động từ: xét động từ to be và xét chủ động / bị động.
111. Dạng câu tạp nham: before vs. afterward vs. since vs. though.
112. Dạng câu từ vựng: can easily accommodate tour groups = có thể dễ dàng chứa các nhóm tour
113. Dạng câu từ loại: vị trí chọn tính từ – tính từ dạng V-ed.
114. Câu dạng động từ: xét chủ động / bị động và xét vị ngữ / mệnh đề quan hệ rút gọn.
115. Dạng câu từ vựng: a brief presentation about… = một buổi thuyết trình ngắn về…
116. Dạng câu từ vựng: will be followed by… = sẽ được theo sau bởi…
Câu 109
Đáp án là bốn giới từ khác nhau. Gặp những dạng câu này chúng ta thường phải coi nghĩa. Nghĩa ở đây cũng rất dễ đọc, are enclosed nghĩa là “được đính kèm”, enclose ở dang bị động, “cái gì đó được đính kèm”. Phía sau, this letter là “lá thư này”. Rõ ràng câu này muốn nói là cái thứ gì đó ở phía trước được người ta đính kèm với lá thư này, cho nên chúng ta chọn đáp án là with. Đơn giản vậy thôi.
Đáp án B along nghĩa là “dọc theo”. Ví dụ along the street “dọc theo con đường, rõ ràng ở đây nó không có đúng. Bạn chú ý, nếu mà along đi với chữ with nữa thì along with lại đúng, có nghĩa là “cùng với cái gì đó”, nhưng ở đây nó không phải.
Câu 110
Câu này bốn đáp án là động từ consider nhưng ở bốn dạng khác nhau. Vậy chúng ta coi ở đây chúng ta chọn dạng gì.
Thứ nhất, phía trước là động từ are là động từ to be. Sau động từ to be thì động từ chỉ có thể dạng V-ing hoặc dạng V-ed thôi. Hai đáp án này nó khác nhau như thế nào? Ở đây là động từ to be đi với động từ dạng -ed có nghĩa là cấu trúc của thể bị động, nghĩa là “được người ta consider”. Còn đây là động từ to be đi với động từ dạng -ing, rõ ràng đây là cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn, tức là “đang consider”. Sự khác nhau cơ bản giữa hai cái đáp án này là: một cái này là bị động – “được consider”, còn cái này là chủ động – “đang consider” cái gì đó.
Chúng ta coi nghĩa để xem chỗ này là chủ động hay bị động. Nghĩa của nó cũng rất là dễ. Ở đây We là “chúng tôi”. Còn động từ consider nghĩa là “xem xét”, chữ rất hay gặp. Thì ở đây rất có thể muốn nói là “Chúng tôi đang xem xét” cái gì đó chứ không muốn nói “Chúng tôi được người ta xem xét”, cho nên khó mà chọn bị động. Còn không thì bạn đọc tiếp nghĩa phía sau thì bạn thấy whether là “liệu”, “liệu chúng tôi nên làm gì đó hay không…”. Rõ ràng là “Chúng tôi đang xem xét chúng tôi có nên làm gì đó hay không”. Cho nên ở đây đang cần chủ động, “chúng tôi xem xét”, chúng tôi làm hành động xem xét. Cho nên chúng tôi chọn đáp án là câu D, “Chúng tôi đang xem xét”.
Câu 111
Câu này chúng ta cũng coi nghĩa, câu này nghĩa đọc rất là dễ. Chúng ta đọc ở đây là “cái phòng của cô ấy phải được chuẩn bị một cách tốt”, rồi phía sau là she arrives là “cô ấy đến”. Thì đơn giản là người ta hay nói: phòng phải được chuẩn bị trước khi ai đó đến. Ở đây là họ đến một cái khách sạn gì đó, thì lúc họ đến thì phòng phải được chuẩn bị rồi cho họ vô ở. Rõ ràng ở đây cần dùng chữ là “trước khi”, “phòng phải được chuẩn bị trước khi người ta đến. Cho nên đáp án chọn before, đơn giản thế thôi.
Chúng ta có thể loại chắc các đáp án khác. Thứ nhất là afterward, nó nghĩa là “sau đó”. Chú ý là “sau đó” chứ không phải “sau khi”, “sau khi” là after không thôi. Từ afterward nghĩa là “sau đó”, chữ này nó không đi liên với một câu phía sau. Ví dụ She gave a speech. Afterward, she arrived in London nghĩa là “Cô ấy đã có một bài diễn thuyết. Sau đó, cô ấy đã đến thành phố Luân Đôn”. Afterward nó dùng như vậy đó, nó thường đứng đầu câu và nó đi với dấu phẩy sau đó, nó không đi liền với một câu. Ở đây chúng ta thấy phía sau là một câu có chủ ngữ she và vị ngữ arrives, đây là một câu. Vậy không chọn afterward vì nó không đi liền với một câu như vậy.
Since thì đi với một câu được, since nghĩa là “từ khi”, từ khi ai đó làm điều gì đó. Since thường đi với thì quá khứ, ví dụ since she arrived, từ cái lúc cô ấy đến trong quá khứ thì cô ấy đã làm gì đó. Ở đây là hiện tại nên chúng ta có thể chắc chắn loại câu C.
Though nghĩa là “mặc dù”, giống như although, nó diễn tả sự tương phản giữa hai câu. Nhưng ở đây câu phía trước và câu phía sau không tương phản với nhau, cho nên chúng ta cũng không chọn though.
Câu 112
Câu này bốn đáp án đều là trạng từ nhưng của bốn chữ khác nhau, vì thế câu này bạn buộc phải hiểu nghĩa. Chúng ta thấy ở đây can … accommodate là “có thể làm gì đó”. Trạng từ ở đây rõ ràng đang mô tả cho động từ này, “có thể accommodate một cách như thế nào”, trạng từ ở chỗ trống đang mô tả cho hành động này. Bạn buộc phải biết nghĩa của động từ này.
Accommodate là một từ rất quan trọng trong bài thi TOEIC. Ví dụ accommodate 50 guests là “chứa 50 người khách”. Ví dụ một lớp học chứa được 50 người, một nhà hát chứa được 50 khách,.. thì dùng chữ accommodate này.
Rõ ràng chúng ta thấy đáp án hợp lý là đáp án B easily, “một cách dễ dàng”.
Nếu bạn không biết từ accommodate này có nghĩa là gì, bạn có thể đọc câu này lên để đoán thử nó nghĩa là gì. Câu này cũng rất là dễ đọc. Đọc là “Với 700 phòng dành cho khách, cái khách sạn này có thể làm gì đó những cái nhóm gì đó bất kỳ kích cỡ nào”. “Bất kỳ kích cỡ nào” nghĩa là những nhóm dù lớn hay nhỏ, có thể những nhóm rất lớn 500 người cũng được. Ý câu này chúng ta hiểu là: cái khách sạn này nó có 700 phòng khách, cho nên đại khái là nó có thể nó có thể tiếp nhận những nhóm lớn, nó có thể đáp ứng được những nhóm người lớn, cho dù lớn đến mấy trăm người cũng có thể đến đây ở được những căn phòng này một cách rất là dễ dàng. Cho nên chúng ta thấy đáp án là câu B cũng rất là hợp lý vì nó có nhiều phòng quá, nên nó chứa những nhóm này rất là dễ dàng.
Những chữ kia rõ ràng không hợp lý. Soft có nghĩa là “mềm”, deep là “sâu”, slow có nghĩa là “chậm chạp”. Không có cái nào hợp.
Câu 113
Bốn đáp án là bốn từ loại khác nhau, chúng ta xét ngữ pháp để xem ở đây chọn loại từ gì. Đầu tiên chúng ta thấy phía dưới là a, a là “một cái gì đó”, nó bắt đầu một cái cụm danh từ. Danh từ đó sẽ tới đây, “một cái gì đó như thế nào đó”, thì danh từ chính sẽ là chữ này, “một cái manner như thế nào đó”. Vị trí này rõ ràng đang cần một tính từ để mô tả cho cái danh từ chính phía sau này, “một cái manner có tính chất gì đó”.
Chúng ta có bốn đáp án, đáp án nào là tính từ? Ở đây chúng ta không những đuôi tính từ hay gặp, ví dụ như những cái đuôi này -tive, -able, -ful, -ous, rõ ràng đây là những đuôi tính từ hay gặp, nhưng ở đây không có. Ta có một động từ dạng -ed, thì động từ dạng -ed hay động từ dạng -ing có thể dùng làm tính từ để mô tả cho cái danh từ phía sau được, nên chúng ta chọn đáp án D.
Những đáp án còn lại thì sao? Đáp án B, cái đuôi -ity này là đuôi danh từ, ví dụ như university chẳng hạn. Cho nên ta không chọn đáp án B, không phải tính từ. Đáp án C thì sao? Bạn để ý đáp án C là cái đuôi -fy này, đáp án A là -fi, như vậy bạn thấy đáp A là thêm s của đáp án C. Chúng ta có y mỗi lần thêm s thì nó chuyển thành i rồi thêm es. Do đó chúng ta thấy hai cái này không thể là tính từ được, tính từ thì không thêm s như vậy. Hai cái này rất có thể là danh từ, nhưng cái đây là danh từ rồi nên rất có thể hai cái này là động từ. Động từ dignify, đây là động từ thêm s.
Bạn chú ý lần sau những từ có đuôi -fy thì nó chính là động từ. Ví dụ như chúng ta có chữ notify là một động từ rất hay gặp trong bài thi TOEIC. Notify là “thông báo cho ai đó”, rõ ràng đây là động từ.
Câu 114
Động từ sign ở bốn dạng khác nhau, chúng ta phải xét ngữ pháp để coi là chọn dạng gì. Đầu tiên chúng ta thấy sau chỗ trống là từ by là “bởi”, bởi cái gì đó. Rõ ràng phía trước chúng ta phải chọn động từ dạng bị động, “cái gì đó nó được gì đó bởi” cái thứ này, cái thứ này nó làm gì người ta, người ta được gì đó bởi cái thứ này. Cho nên phải chọn động từ dạng bị động. Bạn thấy chữ by ngay sau chỗ trống là bạn chọn dạng bị động ngay phía trước.
Như vậy một là đáp án B, hai là đáp án C. Đây là động từ to be đi với -ed, cấu trúc bị động. Đáp án A và đáp án D không có động từ -ed nên không thể là dạng bị động được.
Bây giờ còn B với C thì chúng ta thấy hai đáp án này khác nhau chỗ nào? Đây là động từ be ở dạng V-ing, đây là động từ be ở thì hiện tại đơn. Sự khác biệt cơ bản giữa hai cái này là như sau. Ví dụ mình nói The man is hired. Đây là câu có “người đàn ông” là chủ ngữ, “người đàn ông thì được thuê”, đây là vị ngữ. Rõ ràng cái động từ chia ở thì hiện tại đơn đóng vai trò là vị ngữ cho một cái chủ ngữ. Động từ dạng V-ing thì như thế nào? Ví dụ The man being hired works hard. Câu này chủ ngữ là nguyên cái này “Người đàn ông mà được thuê”, “thì làm việc chăm chỉ” là vị ngữ. Trong cái chủ ngữ này có cái the man là chủ ngữ chính ở đây. Cái “mà được thuê” này là cái gì đây? Cái này là mệnh đề quan hệ dùng để mô tả cho cái danh từ phía trước. Cái đó mà ghi đầy đủ thì là who is being hired nghĩa là “người đàn ông mà được người ta thuê”, người ta rút gọn đi thì thành cái dạng này, bỏ who và bỏ động từ to be đi, còn lại being hired. Nó không phải vị ngữ của câu, nó là thành phần đi theo cái danh từ này để mô tả cho nó. Người đàn ông nào được thuê? Sự khác biệt giữa cái này và cái này là như vậy.
Nói tóm lại mỗi lần bạn đang cần chọn động từ mà không biết bạn chọn dạng V-ing hay chọn một cái thì nào đó thì bạn cứ coi là chỗ này nó có đóng vai trò vị ngữ của một câu hay không. Nếu đóng vai trò là vị ngữ thì bạn chọn thì hiện tại đơn, tương lai đơn, quá khứ đơn, một cái thì nào đó. Còn nếu mà ở đây không phải là vị ngữ của câu mà là một cái mệnh đề quan hệ giống như ở đây thì bạn chọn động từ dạng V-ing.
Ở đây chúng ta coi xem đó có phải là vị ngữ không? Chúng ta thấy ở đây là “tất cả những cái thứ gì đó”, đây là một cái cụm danh từ lớn làm chủ ngữ cho câu, thì rõ ràng phía sau chưa có một cái động từ nào luôn, tức là rõ ràng chưa có vị ngữ. Muốn thành câu thì phải có một cái động từ nào đó làm vị ngữ, vì vậy động từ đưa vô đây buộc phải đóng vai trò là vị ngữ của cái chủ ngữ đó. Cho nên là chúng ta phải chọn đáp án C, hiện tại đơn đóng vai trò vị ngữ.
Câu 115
Câu này bốn đáp án là bốn danh từ khác nhau, chúng ta phải coi nghĩa. Chúng ta thấy sau chỗ trống có giới từ about là “về”. Mỗi lần gặp chữ about thì phía trước phải là danh từ chỉ một cái nội dung nào đó. Ví dụ như là một cuốn sách về vấn đề gì đó, một bài báo về vấn đề gì đó, một cuộc nói chuyện về cái gì đó, một cuộc thảo luận về cái gì đó, v.v. Nói chung ở đây phải là một cái danh từ chỉ cái nội dung, một thứ gì đó mà nó có lời, có nội dung, thì nới mới “nói về một cái gì đó”.
Ở đây chúng ta nhìn bốn đáp án, chúng ta thấy rõ ràng chỉ có đáp án D presentation, đây là “bài thuyết trình” thì nó mới là cái nội dung trong bài thuyết trình. Người ta trình bày về vấn đề nào đó, nói về một cái vấn đề nào đó. Vì đây là một cái nội dung nên nó đi với about được, “một bài thuyết trình về một cái gì đó”.
Arrangement là “sự sắp xếp”, rõ ràng nó không phải nội dung. Administration, admin của một trang web là cái người điều hành trang web đó, thì administration là “cái việc điều hành, việc hành chính”. Thì rõ ràng đây không phải nội dung, không đi với about được.
Câu 116
Câu này thì chúng ta có bốn đáp án đều là động từ ở dạng -ed. Động từ khác nhau nên rõ ràng chúng ta phải coi nghĩa rồi. Đọc nghĩa ra thì chúng ta thấy “Cái gì đó nó làm cái việc gì đó lúc sáu giờ và nó sẽ được gì đó bởi một cái gì đó vào lúc bảy giờ ba mươi”. Chúng ta thấy rõ ràng là cái thứ này nó làm gì đó vào lúc sáu giờ, và cái thứ này làm vào lúc bảy giờ ba mươi. Đại khái cái này diễn ra trước cái này, cái này diễn ra rồi sau đó là cái này diễn ra. Rõ ràng chúng ta chọn động từ followed là “theo sau”. Cái mà diễn ra vào lúc sáu giờ thì được theo sau bởi cái thứ mà diễn ra vào lúc bảy giờ ba mươi. Nên đáp án là cái này.
chào thầy. em đọc có cụm từ. ” for hearing impaired”. 2 chữ hearing impaired không có dấu nối, kiểu danh từ ghép. nếu viết không như vậy có đúng không thấy. vì impaired là tính từ. thầy có thể giải thích thêm cho trường hợp này không. thks thầy.
Đầy đủ phải nói là “the hearing impaired” nhe em. Nó nghĩa là “những người bị tật về tính giác”. ‘The + tính từ’ dùng để chỉ một nhóm người có tính chất đó. VD: ‘the poor’ là “những người nghèo”.