Giải đề thi TOEIC thật ngày 13/3/2016 | câu 117-124

117. Dạng câu từ vựng: display the parking permit = trưng giấy phép đỗ xe
118. Dạng câu đại từ và tính từ sở hữu: vị trí chọn đại từ sở hữu.
119. Dạng câu giới từ: giới từ among.
120. Dạng câu từ loại: vị trí chọn tính từ so sánh nhất.
121. Dạng câu từ loại: vị trí chọn trạng từ.
122. Dạng câu giới từ và liên từ: giới từ withinfor khác nhau như thế nào?
123. Dạng câu từ vựng: membership fee = phí thành viên
124. Dạng câu từ loại: vị trí chọn danh từ.


Lời thoại của video:

Câu 117

Câu này chúng ta cần coi nghĩa để biết là chọn chữ gì.

Ở đây chúng ta thấy phía trước là must (phải). Phải làm gì đó, vậy ở đây đang cần một động từ. Nhưng phải làm gì đó cái gì? Ta đọc danh từ phía sau lên thì đây là cụm danh từ: the parking permit.

Tức là làm gì đó cái này ở trên cái gì đó (on their real window).

Chúng ta dịch cái danh từ chính này trước. Chúng ta có chữ permit này là động từ, nghĩa là cho phép. Nhưng ở đây nó là danh từ thì nghĩa là gì?

Bạn thấy phía trước nó có chữ parking, nghĩa là việc đỗ xe. Cái hành động cho phép mà nó liên quan đến việc đỗ xe thì rõ ràng chính là giấy phép đỗ xe. Trên cái gì? (on their…)

Danh từ chính là chữ sau cùng, là window. Tức là trên cái cửa sổ gì đó của họ.

Chúng ta thấy ngay là đáp án (A) print, nghĩa là in. In cái giấy phép đỗ xe lên cửa sổ thì thấy hơi kỳ. Bạn không thể in nó lên trên cửa sổ được. Đáp án (A) hơi kỳ nên chúng ta để đó.

Đáp án (B) state, nghĩa là đề cập, nêu ra. Ví dụ: state your opinion là nêu ra ý kiến. Tức là nêu ra, đưa ra ý kiến của bạn. Rõ ràng đáp án này không đúng. Không thể là nêu ra giấy phép đỗ xe.

Câu (C) display nghĩa là trưng bày. Đây là nghĩa rất quen thuộc.

Bỏ vô đây ta thấy là trưng bày cái giấy phép đỗ xe lên trên cái cửa sổ gì đó. Nghe khá là được. Mình trưng bày cái giấy phép đỗ xe lên cửa sổ tức là mình đặt cái giấy phép lên cửa sổ nào đó.

Nếu mà chỗ này bạn thấy hơi kỳ, vì tại sao mình phải để cái giấy phép đỗ xe lên cửa sổ. Thì chúng ta hiểu cửa sổ này không phải cửa sổ nhà chúng ta. Rõ ràng trưng bày giấy phép đỗ xe ở đây là mình muốn cho người ta biết mình có giấy phép đỗ xe. Lúc đang đi đỗ xe thì mình trưng cái giấy phép đỗ xe ra ngoài. Cho nên cửa sổ ở đây không phải cửa sổ nhà mà là cửa sổ xe hơi.

Bạn hiểu được như vậy thì rõ ràng đáp án (C) rất là hợp lý. Bạn trưng cái giấy phép đỗ xe của bạn lên trên cửa kính xe của bạn, để cho người ta biết là bạn có giấy phép.

Câu 118

Câu này cả 4 đáp án đều liên quan đến cô ấy. Thì chúng ta coi là chúng ta sẽ chọn chữ cô ấy nào vào đây.

Nhìn phía trước chỗ trống có chữ finish, nghĩa là hoàn thành.

Nếu bạn chọn her, thì her có hai cách dùng. Một là phải có danh từ phía sau: her job (công việc của cô ấy). Nếu bạn nói là finish her job thì khá là hợp lý, nhưng nó cần có một danh từ phía sau như thế này. Nên trường hợp này không có chọn ở đây.

Thì her còn có trường hợp nào khác? Her có thể đứng sau động từ, ví dụ: He likes her. Chữ her này còn có thể đứng sau động từ để đóng vai trò là tân ngữ. Anh ấy thích cô ấy. Nếu chúng ta bỏ her vô đây thì có được không? Finish her. Đúng là nó đứng sau động từ nhưng bạn thấy nghĩa nó rất là kỳ. Bạn không thể nói là hoàn thành cô ấy được. Bạn nói là hoàn thành một cái công việc, hoàn thành một cái khảo sát, hoàn thành một cái báo cáo chứ không nói hoàn thành cô ấy. Cho nên ở đây chúng ta cũng không chọn her này. Ta loại đáp án her.

She thì sao? She đóng vai trò là chủ ngữ của câu, thì phía sau phải có một cái vị ngữ. Ví dụ: She likes him. Cô ấy thích anh ấy. Ở sau she phải luôn có vị ngữ nên chúng ta loại she ở đây.

Còn herself rõ ràng nghĩa là chính cô ấy. Bỏ chữ herself vô đây thì bạn cũng thấy là rất bất hợp lý. Không thể nói là hoàn thành chính cô ấy được, cũng giống như là hoàn thành cô ấy vậy. Thì rõ ràng không được dùng như vậy.

Vậy thì cuối cùng chúng ta chỉ còn đáp án hers thôi. Hers này thì dùng như thế nào? Mình cho bạn một ví dụ, nó dùng trong trường hợp như thế này: His house is big, but hers is small. Câu này nghĩa là nhà của anh ấy thì lớn, còn hers thì nó nhỏ. Rõ ràng hers ở đây là nhà của cô ấy. Nhà anh ấy thì lớn, nhưng nhà cô ấy thì nhỏ. Hers này nó bằng với lại her house. Vì ở trên đã có chữ house rồi nên người ta không muốn nhắc lại chữ house nữa. Nên người ta không dùng her house. Thay vì her house thì người ta dùng chữ hers để thay cho nó luôn. Cái này trong tiếng Việt bạn có thể dịch là cái của cô ấy. Nhà anh ấy thì lớn nhưng cái của cô ấy thì nhỏ. Chúng ta hiểu cái của cô ấy ở đây chính là nhà cô ấy.

Cho nên ở đây ta chọn chữ hers thì nó rất là hợp lý. Hoàn thành cái của cô ấy. Nó là đáp án. Có thể là khảo sát của cô ấy, báo cáo của cô ấy, kế hoạch của cô ấy, dự án của cô ấy.

Nếu bạn tò mò muốn biết chữ hers này là gì thì đơn giản bạn đọc ra phía trước coi nó đang nhắc đến cái gì, của ai. Rõ ràng đọc ra phía trước thì bạn thấy nó đang nói về cái báo cáo doanh thu, doanh số hàng tháng của anh ấy. Thì rõ ràng cái của cô ấy ở đây chính là cái báo cáo. Ở đây là hoàn thành cái báo cáo.

Câu 119

Câu này 4 đáp án là 4 giới từ khác nhau. Muốn làm dạng câu này thì bạn cần coi nghĩa phía trước phía sau.

Đọc phía trước là chữ activity, nghĩa là hoạt động:

Còn cụm phía sau là schoolchildren, nghĩa là những đứa trẻ:
School là trường học, thì rõ ràng ở đây chính là học sinh. Học sinh local là học sinh địa phương.

Ở đây chúng ta loại từng đáp án.

Nếu chọn between là không được rồi. Between nghĩa là giữa, tức là giữa hai thứ. Ví dụ between the two… Bạn phải nói là giữa hai đứa học sinh thì được. Còn không thì bạn nói là between Nam and Nga. Giữa Nam và Nga phải có and, giữa cái gì đó và cái gì đó. Cho nên ở đây bạn không được chọn between.

About thì nghĩa là về. Muốn dùng chữ này thì phía trước phải là những danh từ như là a report about (một báo cáo về những học sinh đó, hay một bài báo, cuốn sách về những học sinh này…). Tức là danh từ phía trước phải chỉ một nội dung nào đó. Một báo cáo, bài báo, cuốn sách, nội dung thì mới nói về cái gì đó được. Trong khi đó activity là hoạt động, không phải nội dung. Nên nó không thể nói về cái gì đó được, không thể đi với chữ about được. Nên ta không chọn câu (C).

Upon là chữ rất quan trọng trong bài thi TOEIC. Upon nghĩa là vào lúc. Nó đi với một danh từ chỉ thời điểm, ví dụ như upon arrival (là vào lúc đến). Hoặc là upon a graduation là vào lúc tốt nghiệp. Nó đi với cụm danh từ chỉ một thời điểm nào đó. Cái lúc nào đó. Thì rõ ràng là những học sinh, đây không phải là thời điểm mà là danh từ chỉ người. Cho nên rõ ràng bạn cũng không được chọn upon.

Cho nên đáp án hợp lý duy nhất ở đây là among. Among nghĩa là giữa nhiều cái gì. Đại khái là cái hoạt động này diễn ra giữa nhiều học sinh này. Nên đáp án là câu (A).

Câu 120

Chúng ta thấy đây là cụm danh từ:

During (trong suốt) cái gì đó.

Quality là danh từ chính. Thì rõ ràng vị trí trong chỗ trống là một tính từ để mô tả cho danh từ chính. Cái quality có tính chất gì.

Chúng ta không chọn trạng từ highly.

Tính từ thì chúng ta có high, higher là tính từ so sánh hơn, highest là tính từ so sánh nhất.

Đi thi TOEIC mà gặp trường hợp này, có the, thì đại đa số chúng ta chọn so sánh nhất. Mặc dù làm như vậy là không chắc chắn. Nhưng bạn cứ yên tâm cách ra đề của bài thi TOEIC 99% là ở chỗ trống cần tính từ mà phía trước có the thì bạn chọn so sánh nhất.

Câu 121

Câu này 4 đáp án là 4 loại từ khác nhau. Chúng ta xét ngữ pháp để biết ở đây chọn loại từ gì.

Đọc phía trước chúng ta thấy để check (để làm gì đó). Phía sau là cụm danh từ (để làm gì đó cái gì đó của họ). Chúng ta thấy là chữ alignment có đuôi -ment thì nó là một danh từ. Nên đây là cụm danh từ rất là hợp lý.

Vậy ở đây chọn loại từ gì? Thì ở đây chúng ta thấy là nghĩa của nó đầy đủ hết rồi. Để check cái này của họ:

Ở đây chúng ta không cần điền thêm một chữ gì vô thì chúng ta cũng có thể hiểu nghĩa câu này rồi.

Mỗi lần đầy đủ như vậy nhưng cần điền thêm một chữ vô đây thì ta chọn trạng từ để mô tả nghĩa thêm cho câu này. Cụ thể ở đây nó mô tả thêm cho động từ kiểm tra. Check thứ này một cách như thế nào đó.

Cho nên chúng ta chọn đáp án (B) frequently.

Câu 122

Câu này sau chỗ trống là 30 days (30 ngày). Đây là cụm danh từ chỉ một khoảng thời gian.

Ta loại sincesince là đi với một thời điểm chứ không phải một khoảng thời gian. Ví dụ mình nói since last Friday. Từ cái thời điểm thứ sáu tuần trước chứ không thể nói là từ 30 ngày. Nên ta không chọn đáp án này.

Còn when thì rõ ràng không đi với cụm danh từ. When phải đi với một câu. Ví dụ: when she met him (khi cô ấy gặp anh ấy). Nó luôn đi với một câu chứ không đi với cụm danh từ.

Còn đáp án forwithin. Hai đáp án này bạn đều dịch là trong. Đều có nghĩa là trong vòng bao lâu đó. Và rõ ràng hai chữ này đều có thể đi với một khoảng thời gian, đều có thể đi với 30 days.

Vậy thì hai đáp án này khác nhau chỗ nào? Bạn cứ nhớ như sau. Đây là khoảng thời gian 30 ngày đang nói đến:

Khi nào mà cái hành động diễn ra trong 30 ngày mà nó là hành động kéo dài. Diễn ra suốt từ đầu đến cuối mới kết thúc:

Nó diễn ra liên tục như vậy thì bạn dùng for.

Khi nào hành động đang nói đến là hành động ngắn, diễn ra vào lúc nào đó trong khoảng này:

Nó diễn ra ở một thời điểm nào đó trong khoảng này miễn là nó không quá thời điểm. Thì lúc đó bạn dùng within.

Ví dụ như nói là: I will work here for 30 days. Tôi sẽ làm việc ở đây trong vòng 30 ngày. Ý các bạn nói ở đây là hành động làm việc diễn ra trong suốt 30 ngày và là hành động kéo dài. Lúc nào bạn cũng làm việc ở đây hết. Tức là làm việc từ đầu đến cuối luôn. Thì lúc đó bạn dùng for.

Ví dụ như nói là: I will finish the work within 30 days. Tôi sẽ hoàn thành công việc trong vòng 30 ngày. Thì hành động hoàn thành này bây giờ lại là hành động ngắn. Hành động làm việc thì là hành động kéo dài. Nhưng nếu bạn dứt công việc đó một lần một thì là hành động ngắn, bạn phải dùng within.

Cho nên việc cần làm là coi thử cái việc diễn ra trong 30 ngày ở đây là việc kéo dài hay việc ngắn. Đọc ở phía trước ta thấy là ai đó phải return (trả lại) merchandise (hàng hóa) của họ. Vậy rõ ràng hành động trả lại hàng hóa là hành động ngắn. Bạn đem hàng ra và trả lại cho cửa hàng một lần chứ không thể kéo dài suốt 30 ngày này. Hành động trả này không diễn ra kéo dài được để mà ngày nào cũng trả. Trả hàng là hành động ngắn, một lần một. Cho nên là chúng ta dùng within chứ không dùng for.

Câu 123

Có 4 đáp án là 4 chữ khác nhau nên chúng ta cần coi nghĩa để biết là chọn chữ gì ở đây.

Đầu tiên ta phải biết cấu trúc ở đây để biết ta chọn thành phần gì ở đây.

Ta thấy phía sau có chữ the cost, nghĩa là cái phí. Đây là cụm danh từ. Covers thì rõ ràng đây là một động từ. Tức là làm hành động cover cái phí. Phía trước là một cụm danh từ:

Cái gì đó thì nó cover cái chi phí này. Thì rõ ràng chỗ này ta đang cần một danh từ làm danh từ chính. Ta coi thử chọn danh từ nào. Rõ ràng ở đây nó làm hành động cover chi phí.  Thì bạn có thể thấy chữ này hơi lạ. Nếu không dựa vào chữ này được thì bạn nhìn ra phía trước. Thì rõ ràng đây là cái thứ gì đó mà liên quan đến membership. Ta có member là thành viên thì membership là quyền thành viên, liên quan đến thành viên. Nói chung là vậy. Rõ ràng ta thấy đáp án là câu (A) fee, nghĩa là phí. Khoản phí thành viên, tức là khoản phí phải đóng khi bạn làm thành viên. Chữ fee này dùng để chỉ phí ví dụ như phí trong khóa học hay là phí xin giấy phép đỗ xe. Thì bạn dùng chữ fee này.

Trong 4 đáp án có fare cũng là phí. Nhưng phí này là phí dùng cho tàu xe, phương tiện. Ví dụ như taxi fare là phí đi taxi. Bạn có thể hiểu là giá vé. Hay là bus fare là vé xe buýt. Ta không dùng ở đây.

Câu 124

Rõ ràng The là bắt đầu cụm danh từ:

Cái gì đó của cái gì đó. Nên rõ ràng chúng ta chọn một danh từ điền vô đây. Đáp án là câu (C) intension (đuôi -sion).

Bình Luận

  • Liên kết

  • Thông tin liên lạc

    Email: toeicmoingay@gmail.com